Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Dạy "tích hợp" môn Lịch sử là dự thảo sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT

Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Lịch Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!"
Bộ GD&ĐT luôn luôn giải thích rằng không bao giờ bỏ môn Lịch sử mà hơn thế nữa rất coi trọng môn học này. Nhưng trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT dự kiến tích hợp môn Lịch sử với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc. Với cách xây dựng chương trình như hiện nay, tức là đưa môn Lịch sử vào các môn tích hợp, không còn môn Lịch sử.
1_45907
Các nhà khoa học cho rằng không nên xóa bỏ môn Lịch sử.
PV Infonet đã có cuộc trao đổi với Ths Trần Trung Hiếu – Giáo viên Sử Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An - Người có nhiều năm tham gia giảng dạy môn Lịch sử cho các học sinh, để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ths Trần Trung Hiếu cho biết: “Tôi hoàn toàn phản đối “dạy học tích hợp” và môn Sử bị “tích hợp” với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc.
Đó là một việc làm không giống ai và ở những nền giáo dục tiên tiến họ cũng không làm thế. Tôi và tuyệt đại đa số giáo viên Sử phổ thông luôn giữ nguyên ý kiến: Môn Sử phải là môn học bắt buộc và độc lập trong chương trình trung học phổ thông như nó đã từng thế”.
“Việc dạy học “tích hợp” chưa thể thực hiện được ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế - xã hội như nước ta hiện nay! Nếu Bộ GD&ĐT vẫn luôn bảo thủ và không chịu lắng nghe ý kiến góp ý và phản biện của các nhà giáo, nhà khoa học và dư luận xã hội thì Bộ sẽ đón nhận một hậu quả không thể cân, đo, đong, đếm được.
Tất cả các giáo viên Sử tâm huyết, có lương tri và trách nhiệm đã, đang và sẽ phản đối đến cùng cái Dự thảo quá bất cập và bất ổn này của Bộ GD&ĐT. Các GS, TS, chuyên gia đầu ngành trên toàn quốc đã đồng loạt phản ứng về Dự thảo và vấn đề “tích hợp” và chúng tôi – những giáo viên dạy Sử xin khẳng định rằng: Chúng tôi không thể dạy được kiểu “tích hợp như thế!
Xét về thực tiễn thì nó chưa xảy ra vì Dự thảo vẫn đang là “Dự thảo” nên chưa thể khẳng định học sinh sẽ tiếp thu kiểu dạy “tích hợp” như thế nào. Nhưng, đa số học sinh phổ thông mà chúng tôi đã từng hỏi đều không muốn môn Sử được “tích hợp” với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc”, Ths Trần Trung Hiếu chia sẻ.
Ths Trần Trung Hiếu
Tuy nhiên, Ths Trần Trung Hiếu cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Mấy tuần qua, môn Sử là môn học luôn “nóng” trên các phương tiện truyền thông và các trang mạng xã hội. Điều đó cũng đủ để hiểu rằng, dư luận xã hội rất quan tâm, lo lắng đến môn Sử và Lịch sử. Đó là tín hiệu đáng mừng trong cái đáng thất vọng về cách hành xử của Bộ GD&ĐT khi xem Lịch Sử không còn tên là một môn học độc lập trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Trong giai đoạn khi mà vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia dân tộc đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng, môn Sử không những không được chú trọng mà đang bị Bộ GD&ĐT từng bước “khai tử” khỏi trường học thì đó càng là điều không thể chấp nhận được. Môn Sử là một môn học mang tính đặc thù và đặc biệt. Đây cũng là môn học nắm giữ lợi thế tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc giáo dục lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc.
Sẽ vô cùng nguy hiểm khi môn Sử bị bỏ rơi, những thế hệ giữ vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước sẽ không hiểu tất cả những gì mà tổ tiên, cha ông họ đã đổ mồ hôi, công sức và cả máu xương để có được giang sơn gấm vóc làm nên hình hài Tổ quốc hiện nay. Họ sẽ lấy gì để kế thừa và phát huy sức mạnh để bảo vệ và giữ gìn cái mà cha ông họ đã tạo dựng?”.
“Tôi thẳng thắn khẳng định rằng: Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó là chưa từng xảy ra và nếu điều đó xảy ra, đây là một trong nhưng sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!
Trước tình trạng rất bất ổn này của Bộ GD&ĐT, cá nhân tôi đã, đang và sẽ góp ý một cách thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật để nói rõ sự thật trên tinh thần xây dựng của một giáo viên phổ thông trên tất cả các phương tiện truyền thông đối với những người, những cơ quan có trách nhiệm. Đổi mới là tốt, nhưng không có nghĩa bê một cái gì đó xa lạ từ nước ngoài để “nhào nặn" ra một sản phẩm chẳng giống ai”, Ths Trần Trung Hiếu tâm sự.
Thầy Trần Trung Hiếu chụp ảnh lưu niệm với các học sinh.
Theo Ths Trần Trung Hiếu, hiệu quả thì chưa thấy nhưng Bộ GD&ĐT đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ các giáo viên phổ thông đến các chuyên gia, các giảng viên đại học, từ người học đến người dạy, người nghiên cứu, từ những người trong ngành đến những người "ngoại đạo” có lương tâm, có trách nhiệm đối lịch sử và môn Sử.
"Tôi vẫn luôn giữ quan điểm của cá nhân tôi: Môn Sử phải là môn bắt buộc và độc lập trong chương trình giáo dục phổ thông. Bộ GD&ĐT hãy dũng cảm và thành thật đón nhận tất cả các ý kiến góp ý, phản biện để sai đâu sửa đó, thậm chí hủy bỏ khi không thể tìm thấy sự đồng thuận của số đông".
Linkhay: Thông tin tuyển sinh trung cấp ytrung cấp dược tại hà nội 2016

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Cô giáo 9x xinh đẹp gây 'cơn sốt' 11.000 Like trên Facebook

Hình ảnh cô giáo 9x xinh đẹp dạy Toán của trường THPT Chuyên Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đang gây sốt trên mạng với hơn 11.000 Like.
Bức ảnh cô giáo được đăng tải trên một fan page dành cho giới trẻ đã hút hơn 11.000 Like tính tới thời điểm này. Bức ảnh này do một học sinh trong trường chụp lại.
Ảnh học trò chụp cô giáo 9x hút hơn 11.000 Like trên Facebook. Dân mạng đang rất tò mò về cô giáo xinh xắn này
 
Ảnh học trò chụp cô giáo 9x hút hơn 11.000 Like trên Facebook. Dân mạng đang rất tò mò về cô giáo xinh xắn này.
Sau khi bức ảnh xuất hiện, dân mạng đã rất sốt sắng truy tìm Facebook cá nhân của cô giáo. Tuy nhiên, dường như cô giáo đã ẩn danh trên mạng hoặc không sử dụng Facebook.
Theo một học sinh khác đang học tại trường Chuyên Hưng Yên cho biết, cô giáo đang được cộng đồng mạng quan tâm tên là Phương Anh, dạy môn Toán. Học sinh này nói rằng cô giáo sinh năm 1993, mới về trường dạy không lâu.
 
Cô giáo dạy Toán xinh đẹp của học sinh trường THPT Chuyên Hưng Yên (Ảnh: Thái Sơn)
 
 
Cô giáo trong lớp học (Ảnh: S.A)
 
 
 
Ảnh: N.D
 
Xem thêm: Thông tin tuyển sinh trung cấp y tại hà nội 2016.

Vụ trường mầm non ăn bớt phần thịt của các cháu

Sau sự việc xảy ra, nhiều phụ huynh không cho con em ăn ở trường. Họ cho rằng, nhà trường bao che sai phạm.
16a_ZZWK.jpg
Rất nhiều phụ huynh cho con em mình nghỉ học.
Ngày 4/11, Tiền Phong có bài phản ánh Trường mầm non ăn bớt thịt của các cháu, phản ánh việc một số phụ huynh bất ngờ kiểm tra nhà bếp, phát hiện số thịt có ghi trong thực đơn nhưng vẫn nằm trong tủ lạnh tại Trường mầm non xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Khoảng 9 giờ sáng 5/11, rất đông người dân xã Xuân Phổ tập trung từng tốp ở khắp các ngả đường bàn tán xôn xao chuyện trường mầm non của xã này bớt thịt trong phần ăn của con em họ.
“Không thể chấp nhận được. Sự việc chúng tôi nghi ngờ lâu nay rồi chứ không phải vô tình nhảy vào kiểm tra mới thấy”, ông N., phụ huynh có con theo học tại trường này kể với PV Tiền Phong.
Tại trường mầm non xã Xuân Phổ, các lớp học thưa thớt do nhiều phụ huynh quá bức xúc với sự việc nên cho con nghỉ học. “Lớp 30 cháu nhưng hôm nay chỉ có 13 cháu đến lớp”, một giáo viên nói.
Hiệu trưởng Trường mầm non xã Xuân Phổ, cô Nguyễn Thị Duyên cho biết, trường có 280 cháu. “Sau sự việc xảy ra, nhiều phụ huynh không cho con em ăn ở trường. Sáng nay có hơn 130 cháu đăng ký ăn tại trường”, cô Nguyễn Thị Duyên nói.
Bà Duyên thừa nhận những phản ánh của phụ huynh là đúng và nói “Các phản ánh đó là đúng. Nhưng cũng phải hiểu cho nhà trường là do học sinh biến động nên thường phải gọi hai lần thức ăn. Nhà trường đã sai là không quản lý chặt chẽ nhân viên”, Hiệu trưởng trường mầm non xã Xuân Phổ nói.
Rất đông phụ huynh cho rằng, nhà trường bao che sai phạm. “Trong hai ngày 27 và 28/10, phụ huynh ba lần phát hiện tại nhà bếp số thịt bị thiếu so với thực đơn.
Tại lần thứ hai vào chiều 27/10, khi phụ huynh phát hiện số thịt được mua về bỏ vào tủ lạnh mà không chế biến cho các cháu, giáo viên trả lời lúng túng, lúc đổ lỗi cho nhà trường, lúc lại cho rằng thịt của cá nhân mua về cho gia đình.
Vậy mà sáng 28/10, không chỉ thiếu thịt mà số thịt dư để lại từ hôm qua không xử lý mà vẫn đưa ra chế biến cho các cháu”, một phụ huynh bức xúc.
Linkhay: Thông tin tuyển sinh trung cấp ytrung cấp dược tại hà nội 2016